Quyền lực và công lý: Những nhà độc tài đối đầu Tòa án Hình sự Quốc tế
Khi lá chắn của các nhà độc tài biến mất – dù do chính trị, kinh tế, hay đồng minh quay lưng – thì ICC sẽ hành động.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đang chuyển từ một định chế pháp lý sang một cơ chế thách thức quyền lực của các nhà độc tài. Việc cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bị bắt giữ vào tháng 3 tại sân bay Manila không chỉ là một sự kiện chấn động mà còn là lời cảnh báo đối với các nhà lãnh đạo có tham vọng nắm giữ quyền lực tuyệt đối như Vladimir Putin (Nga), Benjamin Netanyahu (Israel), Kim Jong-un (Triều Tiên), và Nicolás Maduro (Venezuela).
Công lý trong thử thách
Được thành lập vào năm 1998 và có trụ sở tại The Hague (Hà Lan), ICC có thẩm quyền điều tra và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội nghiêm trọng như tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng.
Tuy nhiên, hơn 70 quốc gia – bao gồm Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Israel, và Mỹ – không công nhận thẩm quyền của cơ chế pháp lý này, do đó khiến ICC bị hạn chế về quyền lực thực thi. Gần ba thập kỷ qua, ICC bị xem là “con hổ giấy” – với những mục tiêu đầy tham vọng nhưng thiếu khả năng bắt giữ các nhà lãnh đạo đương quyền.
Tuy vậy, việc cựu Tổng thống Duterte bị bắt vào tháng ba có thể thay đổi nhận thức này.
Duterte bị bắt vì chiến dịch chống ma túy gây tranh cãi mà ông phát động đã khiến 6.200 nghi phạm bị tiêu diệt và 6.248 ca tử vong, tuy nhiên có nhiều nạn nhân được cho là vô tội vì các biện pháp đàn áp vô tội vạ [1]. Đây là lần đầu tiên một cựu nguyên thủ quốc gia bị ICC bắt giữ, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử khi công lý quốc tế được thực thi, đồng thời có thể thiết lập nền tảng cho “cuộc chiến chống lại tình trạng miễn trừ trách nhiệm (impunity) [2] và đảm bảo trách nhiệm giải trình cho các nhà lãnh đạo phạm các tộc ác quốc tế”.
Vượt ra ngoài biên giới Philippines, sự kiện này gợi lại hành động vi phạm nhân quyền ở các quốc gia khác. Tháng 3/2023, ICC phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin với cáo buộc ông trục xuất hơn 19.000 trẻ em Ukraine. Tháng 11/2024, cơ quan tư pháp toàn cầu này tiếp tục truy nã Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant vì tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh ở Dải Gaza, gây ra hơn 40.000 cái chết cho thường dân. Nhà lãnh đạo Triều Tiền Kim Jong-un đối mặt với cáo buộc từ báo cáo Liên Hợp Quốc năm 2014 về các trại cải tạo lao động cưỡng bức (được gọi là kwan-li-so). Trong khi đó, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã bị ICC điều tra từ năm 2021 vì đàn áp biểu tình.
Trường hợp của cựu Tổng thống Duterte chứng minh rằng ICC có thể kiên nhẫn chờ thời cơ thích hợp để “thực thi công lý”. Những tiền lệ này cũng nói với thế hệ tương lai về việc công lý dành cho các nhà lãnh đạo vi phạm nhân quyền sẽ được thực thi ra sao.
Vậy thì các nhà lãnh đạo độc tài đang trong “tầm ngắm” của ICC đã triển khai các chiến lược đa dạng nào để đối phó với ICC? Và liệu chúng ta có thể thấy gì xung quanh những khác biệt và “điểm yếu” trong cách họ đối phó với thanh gươm công lý của ICC?
Vladimir Putin: Thành trì độc tài Nga
Vladimir Putin, người đảm nhiệm chức vụ thủ tướng hoặc tổng thống Nga từ năm 1999 đến nay, có thể được xem là biểu tượng của chế độ độc tài hiện đại. Với hệ thống chính trị tập trung, Putin kiểm soát quân đội, truyền thông, và tư pháp, biến nước Nga thành một pháo đài gần như bất khả xâm phạm trước ICC. Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc của ICC năm 2023 và coi nó là vô giá trị. Đáng nói, Nga không phải thành viên của ICC, và Putin hiếm khi rời nước Nga để không rơi vào tay các quốc gia có hợp tác với cơ quan này. Đáng nói, dù Putin xây tường thành để bảo vệ mình, nhưng bức tường này cũng giam cầm ông.
Trong nước, Putin củng cố quyền lực qua việc sửa đổi hiến pháp năm 2020, cho phép ông tại vị đến năm 2036. Putin cũng đàn áp các phe phái đối lập – như vụ giam giữ chính trị gia đối lập Alexei Navalny trước khi ông này qua đời năm 2024. Bên cạnh kiềm toả các đối thủ chính trị, Điện Kremlin còn nhắm vào các nhóm nhân quyền, phương tiện truyền thông độc lập, các thành viên của các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động LGBTQ+, và một số tôn giáo.
Tuy nhiên, Nga không miễn nhiễm với áp lực quốc tế. Ngày 8/4, Liên hiệp Châu Âu (EU) áp đặt gói trừng phạt thứ 15 nhắm vào các công ty năng lượng Nga, cắt giảm 20% doanh thu dầu mỏ – nguồn sống của nền kinh tế nước này. Sự cô lập kinh tế khiến GDP nước này dự kiến giảm 1,7% trong năm 2025 từ con số 4,1% năm 2024. Bên cạnh đó, theo trang Ukrainska Pravda, cuộc chiến Ukraine vốn kéo dài hơn ba năm (từ tháng 2/2022 đến nay) đã làm Nga mất xấp xỉ 929,000 binh sĩ.
Putin biến Nga thành pháo đài bất khả xâm phạm bằng cách cô lập chính mình và đàn áp các tiếng nói bất đồng trong nước. Tuy nhiên, các đòn trừng phạt kinh tế và ngoại giao của quốc tế khiến nền kinh tế Nga suy yếu và nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
Putin hiện vẫn sống sót qua các cáo buộc của ICC, nhưng ông không thể tránh được sự phán xét của quốc tế, nhất là khi chế độ của ông trở nên suy yếu và đối diện với áp lực gia tăng. Nói cách khác, di sản của người đàn ông quyền lực nhất nước Nga sẽ đối mặt với sự phán xét không thể tránh khỏi khi quyền lực của ông lung lay – một viễn cảnh không xa nếu nền kinh tế Nga tiếp tục lao dốc và cuộc chiến tại Ukraine khiến những người lính Nga một đi không trở lại.
Benjamin Netanyahu: Quyền lực mong manh trong dân chủ
Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Israel từ 2009 với một số giai đoạn có tính gián đoạn, không phải là một nhà độc tài theo nghĩa đen của từ này. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo tập trung quyền lực khiến ông bị so sánh với các nhà lãnh đạo độc đoán khác trên thế giới và được ví như “một nhà độc tài khoác chiếc áo dân chủ”.
Dù bị ICC phát lệnh bắt nhưng Netanyahu nhận được sự ủng hộ từ Mỹ – đồng minh số một của Israel. Ngày 4/2/2025, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC), chỉ trích ICC gay gắt, và thậm chí ký sắc lệnh hành pháp để trừng phạt ICC do nhắm vào Mỹ và các đồng minh, gồm Israel.
Khác với Putin, Netanyahu đối mặt với áp lực trong nước, vốn là đặc trưng của một nền dân chủ. Phiên tòa xét xử ông về cáo buộc “lừa đảo, vi phạm lòng tin và hối lộ” bắt đầu từ năm 2020 đã kéo dài đến nay mà không có phán quyết cuối cùng. Chiến tranh Gaza cũng làm sâu sắc sự chia rẽ chính trị: liên minh cầm quyền của ông, bao gồm các đảng cực hữu, đã suy yếu sau thất bại trong đàm phán ngừng bắn với Hamas vào đầu năm nay.
Tháng 3/2025, hàng chục ngàn người biểu tình tại Jerusalem đã kêu gọi Netanyahu từ chức sau khi ông quyết định tiếp tục ném bom Gaza. Vụ bê bối viện trợ nhân đạo bị trì hoãn, khiến hàng nghìn người Palestine chết đói, cũng là giọt nước tràn ly, châm ngòi cho sự tức giận và phản đối từ những người biểu tình.
Ông Netanyahu đã tìm cách đối phó với áp lực trong nước và từ phía ICC thông qua con đường ngoại giao. Tháng 4, Netanyahu đã thăm Hungary – nơi Thủ tướng Viktor Orbán từ chối thực thi lệnh ICC – và sau đó gặp Tổng thống Trump tại Nhà Trắng. Hai sự kiện này cho thấy ông đang cố gắng xây dựng “vùng an toàn” với đồng minh và chứng minh rằng ông “không đơn độc” mặc cho áp lực từ ICC.
Tuy nhiên, chiến lược của Netanyahu phụ thuộc vào sự ủng hộ của Mỹ và sự ổn định chính trị nội bộ. Nếu thua trong cuộc bầu cử sắp tới (dự kiến diễn ra vào mùa thu năm 2026) hoặc bị liên minh đối lập lật đổ, ông Netanyahu có thể mất lá chắn chính trị và bị giao nộp như Duterte. Chỉ cần một cú trượt chân, Netanyahu sẽ ngã và đánh mất vị thế của mình.
Ngay cả khi tạm an toàn thì Netanyahu vẫn chưa yên ổn. Yuval Shany, học giả Israel về nhân quyền và luật nhân quyền, nhận định: “Án bắt giữ [của ICC] sẽ treo lơ lửng trên đầu [Gallant và Netanyahu] cho đến khi vụ án được khép lại, và điều đó có nghĩa là, nếu vụ án không bao giờ được khép lại, họ sẽ phải mang án tù treo lơ lửng trên đầu trong suốt quãng đời còn lại”.
Kim Jong-un: Pháo đài cô lập Triều Tiên
Kim Jong-un, lãnh đạo Triều Tiên từ tháng 12/2011, là hình mẫu của chế độ độc tài khép kín. Báo cáo Liên Hợp Quốc năm 2014 cáo buộc ông chịu trách nhiệm cho các tội ác chống lại loài người trong hệ thống trại lao động, trong khi “nhà nước tuyên truyền để tạo ra sự tuân thủ tuyệt đối đối với Lãnh tụ tối cao và kích động lòng căm thù dân tộc đối với một số quốc gia khác và công dân của họ”.
Dù ICC chưa chính thức phát lệnh bắt Kim thì áp lực quốc tế đối với ông cũng gia tăng. Triều Tiên, không tham gia ICC, hiện duy trì sự cô lập tuyệt đối với biên giới được kiểm soát chặt chẽ và sự hỗ trợ từ đồng minh chiến lược có cùng quan điểm thù địch với phương Tây là Trung Quốc. Tháng 3/2025, Bình Nhưỡng cho bắn một số tên lửa đạn đạo liên lục địa xuống biển nhằm đáp trả cuộc tập trận Mỹ - Hàn, cho thấy Kim Jong-un vẫn dùng vũ khí để củng cố quyền lực răn đe. Vụ việc cũng là lời cảnh báo rằng bất kỳ áp lực nào cũng sẽ bị đáp trả bằng vũ lực.
Sự cô lập của Triều Tiên là lá chắn mạnh mẽ, nhưng không phải là bất khả xâm phạm. Nước này đang phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng với tiền tệ mất giá và giá cả tăng vọt. Trong bối cảnh nền kinh tế Triều Tiên bị tàn phá bởi các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này thì chính quyền Kim cũng phải vật lộn với tình trạng nghèo đói và mất an ninh lương thực lan rộng. Sự hỗ trợ từ Trung Quốc, đặc biệt là lương thực và năng lượng, hiện là dây cứu sinh cho quốc gia này.
Kim dùng sự sợ hãi và quyền lực tối cao để cai trị quốc gia, nhưng đói nghèo có thể làm lung lay lòng trung thành. Nếu chế độ Kim Jong-un sụp đổ do khủng hoảng kinh tế hoặc nội loạn thì ICC có thể truy tố ông. “Trường hợp Duterte” cho thấy không nhà lãnh đạo nào có thể miễn nhiễm khi quyền lực tan biến. Hiện tại, Kim vẫn là “kẻ sống sót”, nhưng tương lai của nhà lãnh đạo này phụ thuộc vào khả năng duy trì pháo đài cô lập để bảo vệ mình.
Nicolás Maduro: Venezuela trên bờ vực
Nicolás Maduro, Tổng thống Venezuela nắm quyền từ 2013, là nhà độc tài đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ về quyền lực nhất. Từ năm 2021, ICC đã điều tra ông với các tội danh đàn áp biểu tình, tra tấn, bắt giữ tùy tiện vào năm 2017, khiến 125 người thiệt mạng.
Venezuela không rút khỏi ICC, nhưng chính phủ nước này cho rằng quyết định điều tra ông Maduro “có động cơ chính trị rõ ràng dựa trên cáo buộc sai trái về tội ác chống lại loài người chưa từng xảy ra”.
Maduro duy trì quyền lực nhờ quân đội và sự hậu thuẫn từ Nga và Trung Quốc, nhưng nền kinh tế Venezuela gần như phá sản. Mặc dù Venezuela có nguồn tài nguyên dầu mỏ đáng kể, người dân nước này đang phải vật lộn với khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nhân đạo. Lạm phát tại quốc gia này lên đến 48% vào năm 2024, mức thấp nhất trong 12 năm qua. Mức sống ở quốc gia giàu dầu mỏ này đã giảm mạnh tới 74% trong giai đoạn 2013-2023.
Sau khi ông Nicolás Maduro giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 27/7/2024, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở thủ đô Caracas liên quan đến gian lận bầu cử. Tuy bị đàn áp, phong trào cho thấy mâu thuẫn gay gắt giữa sự bức bối nhân quyền và những khát khao về dân chủ.
Maduro nắm giữ quyền lực nhờ lòng trung thành của quân đội. Nhưng khi tiền hết, lòng trung thành cũng có thể tan biến. Nếu bị lật đổ bởi phong trào đối lập hoặc đảo chính quân sự, Maduro có thể đối mặt với số phận tương tự như Duterte.
Sự mong manh của quyền lực
So sánh cuộc đọ sức “quyền lực – công lý” tại Nga, Triều Tiên, Israel và Venezuela, ta có thể thấy sự đa dạng trong chiến lược mà các nhà lãnh đạo dùng để đối phó với ICC. Nhưng các chiến lược này đều có điểm yếu: tình trạng cô lập làm suy yếu nền kinh tế (Putin và Kim), sự phụ thuộc vào đồng minh mang nhiều rủi ro (Netanyahu), và quân đội cần nguồn lực để duy trì sự kiểm soát (Maduro).
Tổng thống Vladimir Putin dựa vào sự cô lập và kiểm soát nội bộ, biến quốc gia thành pháo đài chống lại công lý quốc tế. Sự “cố thủ” có thể bảo vệ nhà lãnh đạo này trong ngắn hạn, nhưng kinh tế suy thoái là mối đe dọa dài hạn. Kim Jong-un dùng tên lửa để phô trương sức mạnh, nhưng đói nghèo vẫn là bài toán nan giải. Nhìn chung, suy thoái kinh tế ở Nga và nạn đói ở Triều Tiên cùng sự phụ thuộc của cả hai quốc gia vào Trung Quốc là những vết nứt tiềm tàng làm tăng nguy cơ bất ổn.
Thủ tướng Netanyahu cậy nhờ đồng minh và thông qua các biện pháp ngoại giao để trì hoãn dù Israel dễ tổn thương hơn do hệ thống dân chủ ở quốc gia này. Trong khi đó, Tổng thống Maduro bám víu quyền lực qua sự hỗ trợ của quân đội, nhưng quốc gia này đứng trước nguy cơ sụp đổ cao nhất do kinh tế suy thoái và bất mãn trong nước gia tăng.
Đáng chú ý là trường hợp của Netanyahu và Maduro. Hai nhà lãnh đạo này phụ thuộc sâu sắc vào sự bảo trợ của các đồng minh – Israel với Mỹ, Venezuela với Nga và Trung Quốc – nhưng sự hỗ trợ này không chắc bền vững. Áp lực dân chủ trong nước – từ biểu tình đến phiên tòa luận tội tham nhũng – có thể đẩy họ vào tay ICC. Hơn nữa, các quốc gia này có thể mất đi lá chắn nếu các đồng minh thay đổi chính sách hay cắt giảm viện trợ. Về bản chất, đồng minh góp thêm sức mạnh, nhưng đồng minh cũng là điểm yếu chí mạng: khi lợi ích thay đổi, đồng minh có thể đổi thay.
Putin có thể sống sót qua thập kỷ này nhờ kiểm soát nội bộ và pháo đài mà ông dựng nên, nhưng lịch sử sẽ phán xét khi Nga suy yếu. Netanyahu, nếu mất ghế, có thể là người tiếp theo đối mặt The Hague do hệ thống dân chủ không dung thứ kẻ độc tài và nhất là khi họ hứng chịu thất bại. Kim Jong-un, dù cô lập trong “vương quốc ẩn sĩ” (hermit kingdom) của mình, khó mà mãi chống lại đói nghèo và bất ổn. Maduro, với chế độ lung lay và tính chính danh khủng hoảng, có thể là nạn nhân sớm nhất nếu Venezuela sụp đổ do áp lực trong nước và quốc tế.
Cuộc đọ sức dài hơi
Các nhà độc tài đang đối mặt với một thực tế mới: ICC không chỉ là lời đe dọa pháp lý suông mà là một thế lực có thể thay đổi số phận của họ. Lời cảnh báo từ trường hợp của cựu Tổng thống Philippines không thể rõ ràng hơn: quyền lực không là vĩnh cửu. Khi quyền lực của các nhà độc tài biến mất, không chiến lược nào cứu được họ khỏi ICC.
Tuy nhiên, quyền lực thực thi của ICC bị giới hạn bởi bản chất của nền chính trị toàn cầu. Nga và Trung Quốc là hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, do đó họ có thể ngăn chặn bất kỳ nghị quyết nào hỗ trợ ICC. Dù có tính răn đe về công lý nhưng ICC không thể vượt qua các rào cản địa chính trị mà thiếu vắng sự đồng thuận toàn cầu.
Dù việc truy tố tội ác của các nhà lãnh đạo trong khi họ vẫn nắm quyền là vô cùng khó khăn nhưng khi “thời thế thay đổi” thì công lý có thể được thực thi. Khi đó, ICC có thể định hình một trật tự mới, nơi công lý quốc tế có vai trò lớn hơn. Đối với những nhà lãnh đạo độc tài, câu hỏi không phải là “có – không” mà là “khi nào” – và khi đó họ phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã: hôm nay quyền lực là vương miện thì ngày mai nó có thể trở thành xiềng xích.
Chú thích:
[1] Về sự kiện cựu Tổng thống Philippines Duterte bị bắt giữ và các hàm ý liên quan, độc giả có thể tham khảo bài viết “Ma tuý và quyền lực: Thấy gì từ việc cựu Tổng thống Duterte bị bắt giữ?” (Phạm Hoàng Gia Hảo, VSF, 2/4/2025).
[2] Về tình trạng miễn trừ trách nhiệm và vi phạm nhân quyền ở Đông Nam Á, vui lòng đọc bài viết “Khủng hoảng “miễn trừ trách nhiệm” (impunity) ở Đông Nam Á” (Nguyễn Đức Hiếu, Nguyễn Thục Anh, VSF, 3/2/2025).
Bạn có hài lòng về bài viết? Đóng góp cho VSF tại đây. Mọi đóng góp tài chính từ quý độc giả đều là nguồn động lực to lớn để chúng tôi tiếp tục xuất bản những nội dung chất lượng cho cộng đồng.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đang chuyển từ một định chế pháp lý sang một cơ chế thách thức quyền lực của các nhà độc tài. Việc cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bị bắt giữ vào tháng 3 tại sân bay Manila không chỉ là một sự kiện chấn động mà còn là lời cảnh báo đối với các nhà lãnh đạo có tham vọng nắm giữ quyền lực tuyệt đối như Vladimir Putin (Nga), Benjamin Netanyahu (Israel), Kim Jong-un (Triều Tiên), và Nicolás Maduro (Venezuela).
Công lý trong thử thách
Được thành lập vào năm 1998 và có trụ sở tại The Hague (Hà Lan), ICC có thẩm quyền điều tra và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội nghiêm trọng như tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng.
Tuy nhiên, hơn 70 quốc gia – bao gồm Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Israel, và Mỹ – không công nhận thẩm quyền của cơ chế pháp lý này, do đó khiến ICC bị hạn chế về quyền lực thực thi. Gần ba thập kỷ qua, ICC bị xem là “con hổ giấy” – với những mục tiêu đầy tham vọng nhưng thiếu khả năng bắt giữ các nhà lãnh đạo đương quyền.
Tuy vậy, việc cựu Tổng thống Duterte bị bắt vào tháng ba có thể thay đổi nhận thức này.
Duterte bị bắt vì chiến dịch chống ma túy gây tranh cãi mà ông phát động đã khiến 6.200 nghi phạm bị tiêu diệt và 6.248 ca tử vong, tuy nhiên có nhiều nạn nhân được cho là vô tội vì các biện pháp đàn áp vô tội vạ [1]. Đây là lần đầu tiên một cựu nguyên thủ quốc gia bị ICC bắt giữ, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử khi công lý quốc tế được thực thi, đồng thời có thể thiết lập nền tảng cho “cuộc chiến chống lại tình trạng miễn trừ trách nhiệm (impunity) [2] và đảm bảo trách nhiệm giải trình cho các nhà lãnh đạo phạm các tộc ác quốc tế”.
Vượt ra ngoài biên giới Philippines, sự kiện này gợi lại hành động vi phạm nhân quyền ở các quốc gia khác. Tháng 3/2023, ICC phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin với cáo buộc ông trục xuất hơn 19.000 trẻ em Ukraine. Tháng 11/2024, cơ quan tư pháp toàn cầu này tiếp tục truy nã Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant vì tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh ở Dải Gaza, gây ra hơn 40.000 cái chết cho thường dân. Nhà lãnh đạo Triều Tiền Kim Jong-un đối mặt với cáo buộc từ báo cáo Liên Hợp Quốc năm 2014 về các trại cải tạo lao động cưỡng bức (được gọi là kwan-li-so). Trong khi đó, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro đã bị ICC điều tra từ năm 2021 vì đàn áp biểu tình.
Trường hợp của cựu Tổng thống Duterte chứng minh rằng ICC có thể kiên nhẫn chờ thời cơ thích hợp để “thực thi công lý”. Những tiền lệ này cũng nói với thế hệ tương lai về việc công lý dành cho các nhà lãnh đạo vi phạm nhân quyền sẽ được thực thi ra sao.
Vậy thì các nhà lãnh đạo độc tài đang trong “tầm ngắm” của ICC đã triển khai các chiến lược đa dạng nào để đối phó với ICC? Và liệu chúng ta có thể thấy gì xung quanh những khác biệt và “điểm yếu” trong cách họ đối phó với thanh gươm công lý của ICC?
Vladimir Putin: Thành trì độc tài Nga
Vladimir Putin, người đảm nhiệm chức vụ thủ tướng hoặc tổng thống Nga từ năm 1999 đến nay, có thể được xem là biểu tượng của chế độ độc tài hiện đại. Với hệ thống chính trị tập trung, Putin kiểm soát quân đội, truyền thông, và tư pháp, biến nước Nga thành một pháo đài gần như bất khả xâm phạm trước ICC. Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc của ICC năm 2023 và coi nó là vô giá trị. Đáng nói, Nga không phải thành viên của ICC, và Putin hiếm khi rời nước Nga để không rơi vào tay các quốc gia có hợp tác với cơ quan này. Đáng nói, dù Putin xây tường thành để bảo vệ mình, nhưng bức tường này cũng giam cầm ông.
Trong nước, Putin củng cố quyền lực qua việc sửa đổi hiến pháp năm 2020, cho phép ông tại vị đến năm 2036. Putin cũng đàn áp các phe phái đối lập – như vụ giam giữ chính trị gia đối lập Alexei Navalny trước khi ông này qua đời năm 2024. Bên cạnh kiềm toả các đối thủ chính trị, Điện Kremlin còn nhắm vào các nhóm nhân quyền, phương tiện truyền thông độc lập, các thành viên của các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động LGBTQ+, và một số tôn giáo.
Tuy nhiên, Nga không miễn nhiễm với áp lực quốc tế. Ngày 8/4, Liên hiệp Châu Âu (EU) áp đặt gói trừng phạt thứ 15 nhắm vào các công ty năng lượng Nga, cắt giảm 20% doanh thu dầu mỏ – nguồn sống của nền kinh tế nước này. Sự cô lập kinh tế khiến GDP nước này dự kiến giảm 1,7% trong năm 2025 từ con số 4,1% năm 2024. Bên cạnh đó, theo trang Ukrainska Pravda, cuộc chiến Ukraine vốn kéo dài hơn ba năm (từ tháng 2/2022 đến nay) đã làm Nga mất xấp xỉ 929,000 binh sĩ.
Putin biến Nga thành pháo đài bất khả xâm phạm bằng cách cô lập chính mình và đàn áp các tiếng nói bất đồng trong nước. Tuy nhiên, các đòn trừng phạt kinh tế và ngoại giao của quốc tế khiến nền kinh tế Nga suy yếu và nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.
Putin hiện vẫn sống sót qua các cáo buộc của ICC, nhưng ông không thể tránh được sự phán xét của quốc tế, nhất là khi chế độ của ông trở nên suy yếu và đối diện với áp lực gia tăng. Nói cách khác, di sản của người đàn ông quyền lực nhất nước Nga sẽ đối mặt với sự phán xét không thể tránh khỏi khi quyền lực của ông lung lay – một viễn cảnh không xa nếu nền kinh tế Nga tiếp tục lao dốc và cuộc chiến tại Ukraine khiến những người lính Nga một đi không trở lại.
Benjamin Netanyahu: Quyền lực mong manh trong dân chủ
Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Israel từ 2009 với một số giai đoạn có tính gián đoạn, không phải là một nhà độc tài theo nghĩa đen của từ này. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo tập trung quyền lực khiến ông bị so sánh với các nhà lãnh đạo độc đoán khác trên thế giới và được ví như “một nhà độc tài khoác chiếc áo dân chủ”.
Dù bị ICC phát lệnh bắt nhưng Netanyahu nhận được sự ủng hộ từ Mỹ – đồng minh số một của Israel. Ngày 4/2/2025, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC), chỉ trích ICC gay gắt, và thậm chí ký sắc lệnh hành pháp để trừng phạt ICC do nhắm vào Mỹ và các đồng minh, gồm Israel.
Khác với Putin, Netanyahu đối mặt với áp lực trong nước, vốn là đặc trưng của một nền dân chủ. Phiên tòa xét xử ông về cáo buộc “lừa đảo, vi phạm lòng tin và hối lộ” bắt đầu từ năm 2020 đã kéo dài đến nay mà không có phán quyết cuối cùng. Chiến tranh Gaza cũng làm sâu sắc sự chia rẽ chính trị: liên minh cầm quyền của ông, bao gồm các đảng cực hữu, đã suy yếu sau thất bại trong đàm phán ngừng bắn với Hamas vào đầu năm nay.
Tháng 3/2025, hàng chục ngàn người biểu tình tại Jerusalem đã kêu gọi Netanyahu từ chức sau khi ông quyết định tiếp tục ném bom Gaza. Vụ bê bối viện trợ nhân đạo bị trì hoãn, khiến hàng nghìn người Palestine chết đói, cũng là giọt nước tràn ly, châm ngòi cho sự tức giận và phản đối từ những người biểu tình.
Ông Netanyahu đã tìm cách đối phó với áp lực trong nước và từ phía ICC thông qua con đường ngoại giao. Tháng 4, Netanyahu đã thăm Hungary – nơi Thủ tướng Viktor Orbán từ chối thực thi lệnh ICC – và sau đó gặp Tổng thống Trump tại Nhà Trắng. Hai sự kiện này cho thấy ông đang cố gắng xây dựng “vùng an toàn” với đồng minh và chứng minh rằng ông “không đơn độc” mặc cho áp lực từ ICC.
Tuy nhiên, chiến lược của Netanyahu phụ thuộc vào sự ủng hộ của Mỹ và sự ổn định chính trị nội bộ. Nếu thua trong cuộc bầu cử sắp tới (dự kiến diễn ra vào mùa thu năm 2026) hoặc bị liên minh đối lập lật đổ, ông Netanyahu có thể mất lá chắn chính trị và bị giao nộp như Duterte. Chỉ cần một cú trượt chân, Netanyahu sẽ ngã và đánh mất vị thế của mình.
Ngay cả khi tạm an toàn thì Netanyahu vẫn chưa yên ổn. Yuval Shany, học giả Israel về nhân quyền và luật nhân quyền, nhận định: “Án bắt giữ [của ICC] sẽ treo lơ lửng trên đầu [Gallant và Netanyahu] cho đến khi vụ án được khép lại, và điều đó có nghĩa là, nếu vụ án không bao giờ được khép lại, họ sẽ phải mang án tù treo lơ lửng trên đầu trong suốt quãng đời còn lại”.
Kim Jong-un: Pháo đài cô lập Triều Tiên
Kim Jong-un, lãnh đạo Triều Tiên từ tháng 12/2011, là hình mẫu của chế độ độc tài khép kín. Báo cáo Liên Hợp Quốc năm 2014 cáo buộc ông chịu trách nhiệm cho các tội ác chống lại loài người trong hệ thống trại lao động, trong khi “nhà nước tuyên truyền để tạo ra sự tuân thủ tuyệt đối đối với Lãnh tụ tối cao và kích động lòng căm thù dân tộc đối với một số quốc gia khác và công dân của họ”.
Dù ICC chưa chính thức phát lệnh bắt Kim thì áp lực quốc tế đối với ông cũng gia tăng. Triều Tiên, không tham gia ICC, hiện duy trì sự cô lập tuyệt đối với biên giới được kiểm soát chặt chẽ và sự hỗ trợ từ đồng minh chiến lược có cùng quan điểm thù địch với phương Tây là Trung Quốc. Tháng 3/2025, Bình Nhưỡng cho bắn một số tên lửa đạn đạo liên lục địa xuống biển nhằm đáp trả cuộc tập trận Mỹ - Hàn, cho thấy Kim Jong-un vẫn dùng vũ khí để củng cố quyền lực răn đe. Vụ việc cũng là lời cảnh báo rằng bất kỳ áp lực nào cũng sẽ bị đáp trả bằng vũ lực.
Sự cô lập của Triều Tiên là lá chắn mạnh mẽ, nhưng không phải là bất khả xâm phạm. Nước này đang phải chịu đựng một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng với tiền tệ mất giá và giá cả tăng vọt. Trong bối cảnh nền kinh tế Triều Tiên bị tàn phá bởi các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này thì chính quyền Kim cũng phải vật lộn với tình trạng nghèo đói và mất an ninh lương thực lan rộng. Sự hỗ trợ từ Trung Quốc, đặc biệt là lương thực và năng lượng, hiện là dây cứu sinh cho quốc gia này.
Kim dùng sự sợ hãi và quyền lực tối cao để cai trị quốc gia, nhưng đói nghèo có thể làm lung lay lòng trung thành. Nếu chế độ Kim Jong-un sụp đổ do khủng hoảng kinh tế hoặc nội loạn thì ICC có thể truy tố ông. “Trường hợp Duterte” cho thấy không nhà lãnh đạo nào có thể miễn nhiễm khi quyền lực tan biến. Hiện tại, Kim vẫn là “kẻ sống sót”, nhưng tương lai của nhà lãnh đạo này phụ thuộc vào khả năng duy trì pháo đài cô lập để bảo vệ mình.
Nicolás Maduro: Venezuela trên bờ vực
Nicolás Maduro, Tổng thống Venezuela nắm quyền từ 2013, là nhà độc tài đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ về quyền lực nhất. Từ năm 2021, ICC đã điều tra ông với các tội danh đàn áp biểu tình, tra tấn, bắt giữ tùy tiện vào năm 2017, khiến 125 người thiệt mạng.
Venezuela không rút khỏi ICC, nhưng chính phủ nước này cho rằng quyết định điều tra ông Maduro “có động cơ chính trị rõ ràng dựa trên cáo buộc sai trái về tội ác chống lại loài người chưa từng xảy ra”.
Maduro duy trì quyền lực nhờ quân đội và sự hậu thuẫn từ Nga và Trung Quốc, nhưng nền kinh tế Venezuela gần như phá sản. Mặc dù Venezuela có nguồn tài nguyên dầu mỏ đáng kể, người dân nước này đang phải vật lộn với khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng nhân đạo. Lạm phát tại quốc gia này lên đến 48% vào năm 2024, mức thấp nhất trong 12 năm qua. Mức sống ở quốc gia giàu dầu mỏ này đã giảm mạnh tới 74% trong giai đoạn 2013-2023.
Sau khi ông Nicolás Maduro giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 27/7/2024, các cuộc biểu tình đã diễn ra ở thủ đô Caracas liên quan đến gian lận bầu cử. Tuy bị đàn áp, phong trào cho thấy mâu thuẫn gay gắt giữa sự bức bối nhân quyền và những khát khao về dân chủ.
Maduro nắm giữ quyền lực nhờ lòng trung thành của quân đội. Nhưng khi tiền hết, lòng trung thành cũng có thể tan biến. Nếu bị lật đổ bởi phong trào đối lập hoặc đảo chính quân sự, Maduro có thể đối mặt với số phận tương tự như Duterte.
Sự mong manh của quyền lực
So sánh cuộc đọ sức “quyền lực – công lý” tại Nga, Triều Tiên, Israel và Venezuela, ta có thể thấy sự đa dạng trong chiến lược mà các nhà lãnh đạo dùng để đối phó với ICC. Nhưng các chiến lược này đều có điểm yếu: tình trạng cô lập làm suy yếu nền kinh tế (Putin và Kim), sự phụ thuộc vào đồng minh mang nhiều rủi ro (Netanyahu), và quân đội cần nguồn lực để duy trì sự kiểm soát (Maduro).
Tổng thống Vladimir Putin dựa vào sự cô lập và kiểm soát nội bộ, biến quốc gia thành pháo đài chống lại công lý quốc tế. Sự “cố thủ” có thể bảo vệ nhà lãnh đạo này trong ngắn hạn, nhưng kinh tế suy thoái là mối đe dọa dài hạn. Kim Jong-un dùng tên lửa để phô trương sức mạnh, nhưng đói nghèo vẫn là bài toán nan giải. Nhìn chung, suy thoái kinh tế ở Nga và nạn đói ở Triều Tiên cùng sự phụ thuộc của cả hai quốc gia vào Trung Quốc là những vết nứt tiềm tàng làm tăng nguy cơ bất ổn.
Thủ tướng Netanyahu cậy nhờ đồng minh và thông qua các biện pháp ngoại giao để trì hoãn dù Israel dễ tổn thương hơn do hệ thống dân chủ ở quốc gia này. Trong khi đó, Tổng thống Maduro bám víu quyền lực qua sự hỗ trợ của quân đội, nhưng quốc gia này đứng trước nguy cơ sụp đổ cao nhất do kinh tế suy thoái và bất mãn trong nước gia tăng.
Đáng chú ý là trường hợp của Netanyahu và Maduro. Hai nhà lãnh đạo này phụ thuộc sâu sắc vào sự bảo trợ của các đồng minh – Israel với Mỹ, Venezuela với Nga và Trung Quốc – nhưng sự hỗ trợ này không chắc bền vững. Áp lực dân chủ trong nước – từ biểu tình đến phiên tòa luận tội tham nhũng – có thể đẩy họ vào tay ICC. Hơn nữa, các quốc gia này có thể mất đi lá chắn nếu các đồng minh thay đổi chính sách hay cắt giảm viện trợ. Về bản chất, đồng minh góp thêm sức mạnh, nhưng đồng minh cũng là điểm yếu chí mạng: khi lợi ích thay đổi, đồng minh có thể đổi thay.
Putin có thể sống sót qua thập kỷ này nhờ kiểm soát nội bộ và pháo đài mà ông dựng nên, nhưng lịch sử sẽ phán xét khi Nga suy yếu. Netanyahu, nếu mất ghế, có thể là người tiếp theo đối mặt The Hague do hệ thống dân chủ không dung thứ kẻ độc tài và nhất là khi họ hứng chịu thất bại. Kim Jong-un, dù cô lập trong “vương quốc ẩn sĩ” (hermit kingdom) của mình, khó mà mãi chống lại đói nghèo và bất ổn. Maduro, với chế độ lung lay và tính chính danh khủng hoảng, có thể là nạn nhân sớm nhất nếu Venezuela sụp đổ do áp lực trong nước và quốc tế.
Cuộc đọ sức dài hơi
Các nhà độc tài đang đối mặt với một thực tế mới: ICC không chỉ là lời đe dọa pháp lý suông mà là một thế lực có thể thay đổi số phận của họ. Lời cảnh báo từ trường hợp của cựu Tổng thống Philippines không thể rõ ràng hơn: quyền lực không là vĩnh cửu. Khi quyền lực của các nhà độc tài biến mất, không chiến lược nào cứu được họ khỏi ICC.
Tuy nhiên, quyền lực thực thi của ICC bị giới hạn bởi bản chất của nền chính trị toàn cầu. Nga và Trung Quốc là hai thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, do đó họ có thể ngăn chặn bất kỳ nghị quyết nào hỗ trợ ICC. Dù có tính răn đe về công lý nhưng ICC không thể vượt qua các rào cản địa chính trị mà thiếu vắng sự đồng thuận toàn cầu.
Dù việc truy tố tội ác của các nhà lãnh đạo trong khi họ vẫn nắm quyền là vô cùng khó khăn nhưng khi “thời thế thay đổi” thì công lý có thể được thực thi. Khi đó, ICC có thể định hình một trật tự mới, nơi công lý quốc tế có vai trò lớn hơn. Đối với những nhà lãnh đạo độc tài, câu hỏi không phải là “có – không” mà là “khi nào” – và khi đó họ phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã: hôm nay quyền lực là vương miện thì ngày mai nó có thể trở thành xiềng xích.
Chú thích:
[1] Về sự kiện cựu Tổng thống Philippines Duterte bị bắt giữ và các hàm ý liên quan, độc giả có thể tham khảo bài viết “Ma tuý và quyền lực: Thấy gì từ việc cựu Tổng thống Duterte bị bắt giữ?” (Phạm Hoàng Gia Hảo, VSF, 2/4/2025).
[2] Về tình trạng miễn trừ trách nhiệm và vi phạm nhân quyền ở Đông Nam Á, vui lòng đọc bài viết “Khủng hoảng “miễn trừ trách nhiệm” (impunity) ở Đông Nam Á” (Nguyễn Đức Hiếu, Nguyễn Thục Anh, VSF, 3/2/2025).
Bạn có hài lòng về bài viết? Đóng góp cho VSF tại đây. Mọi đóng góp tài chính từ quý độc giả đều là nguồn động lực to lớn để chúng tôi tiếp tục xuất bản những nội dung chất lượng cho cộng đồng.
Từ khoá: độc tài Tòa án Hình sự Quốc tế ICC nhân quyền dân chủ